7 siêu thực phẩm tăng cường dinh dưỡng cho trẻ
Những siêu thực phẩm ẩn chứa trong mình hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Thật sự sai lầm khi chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm.
Khi ăn nhiều một hoặc một vài loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Vì thế các mẹ nên linh hoạt thay đổi thực đơn cho bé với nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe khác nhau.
Hãy thử bổ sung 7 siêu thực phẩm dưới đây để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhé các mẹ!Với các loại siêu thực phẩm lành mạnh này, mẹ có thể bắt đầu cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ đến lớn.
1. Quả bơ
Bơ là loại trái cây duy nhất có chất béo tốt không bão hòa có thể làm giảm lượng cholesterol gây hại cho tim mạch. Bơ cũng là một nguồn siêu chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa táo bón. Trong quả bơ chứa rất nhiều vitamin E có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Mẹ có thể làm sinh tố bơ, bơ dằm hoặc trộn lasad rau củ quả, thậm chí là sushi bơ cho bé thưởng thức.Mẹ nên áp dụng 2 món ăn dặm cho bé với quả bơ sau đây:Món bơ xay nhuyễn trộn với sữa
Nguyên liệu:
-Bơ: 1 quả (đã chín đều)
-Sữa: 200 ml sữa mẹ hoặc sữa bột pha sẵn
Cách làm:
-Bơ sau khi mua về rửa thật sạch. Bổ quả theo chiều dọc, nhẹ nhàng tách quả
bơ ra làm 2, loại bỏ hạt và lớp vỏ lụa.
Dùng 1 chiếc thìa xúc phần cơm của quả bơ theo từng miếng nhỏ và bỏ vào cối xay sinh tố.
-Xay bơ thật nhuyễn và mịn, sau đó thêm sữa vào. Xay thêm một lúc thì rót bơ ra ly.Như vậy mẹ có thể cho bé thưởng thức rồi đấy!
-Bơ-chuối trộn
Cũng giống như cách làm món bơ xay nhuyễn trộn sữa, mẹ chỉ cần bỏ bơ và chuối máy xay sinh tố xay chung và thêm 1 ít nước là có thể cho bé thưởng thức rồi đấy!
2. Quả việt quất
Quả việt quất chứa rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Công dụng của loại quả này là có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, tăng cường trí nhớ và chống lại một số bệnh ung thư. Chù tươi hay đông lạnh thì việt quất cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe cực kỳ to lớn.
Mẹ có thể mua quả việt quất ở các cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu trên toàn
quất. Khi bé ở 6 tháng tuổi, mẹ có thể ép nhuyễn quả này ra và cho bé ăn. Quả này có thể kết hợp với các loại trái cây khác để làm món sinh tố hoặc hấp lên, xay mịn và bỏ vào cháo để cho bé ăn dặm. Mẹ cũng có thể học cách làm sữa chua việt quất để làm đa dạng các món ăn với loại quả này cho bé nhé!
3. Bột yến mạch
Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein và các loại vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Bột yến mạch sẽ giúp bé có cảm giác no lâu hơn và hạn chế các loại cholesterol xấu.
Mẹ có thể chế biến linh hoạt các loại cháo yến mạch sau đây để bổ sung dinh dưỡng cho bé nhé!
-Cháo yến mạch thịt bằm
-Dùng 300 ml nước lạnh cùng với 2 muỗng bột yến mạch đun lên trên bếp. Sau khi bột sôi, bỏ thêm thịt bằm (có thể là thịt bò, thịt heo, tôm, cua, lươn,…) và khuấy đuề 5-6 phút thì tắt bếp. Để cho cháo nguội bớt thì mẹ có thể cho bé ăn.
-Cháo yến mạch thịt bò cần tây cho trẻ trên 7 tháng tuổi
Cần tây sau khi mua về rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ sau đó xay nhuyễn. Chuẩn bị 50 gr bột yến mạch để nấu cháo, cho cần tây có thêm 100 ml nước vào nồi cháo và vừa đun vừa khuấy đều đến khi chín. Thịt bò băm nhỏ có chần qua nước sôi khoảng 2 phút thì bỏ vào cháo. Khuấy đều thêm 1 phút trên bếp lửa rồi tắt bếp. Cho thêm vào 1 thìa dầu oliu là có thể cho bé dùng được.
-Cháo yến mạch cà rốt (bé từ 7 tháng tuổi)
Nguyên liệu:
-Yến mạch: 30 gr
-Cà rốt Đà Lạt: 1/3 củ (khoảng 20 gr)
-Thịt heo: 20 gr nạc dăm
-Hành lá: 1-2 cọng
Cách làm:
-Bước 1: Ngâm yến mạch với nước sạch khoảng 5 phút.
-Bước 2: Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ. Thịt bằm nhuyễn.
-Bước 3: Luộc cà rốt với một chút nước. Sau đó trộn thịt bằm vào nồi cà rốt vừa luộc, hoà cho tan đều.
-Bước 4: Bắc nồi nấu đến khi nước sôi thì cho yến mạch vào, nấu cho đến khi cháo sôi kỹ thì tắt bếp. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ thả vào cháo sau cùng.
Chúc các mẹ thành công với các món cháo yến mạch này nhé!
4. Cá hồi
Cá hồi là một loài cá nước lạnh chứa rất nhiều omega-3 có lợi cho tim mạch và mắt. Ngoài ra, những chất dinh dưỡng trong loại cá này cũng có thể giúp cải thiện tinh thần và ngăn ngừa mất trí nhớ.Với cá hồi, các mẹ có thể nấu cháo, nấu súp
hoặc làm ruốc cho bé thưởng thức.Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm
Chuẩn bị nguyên liệu
-Cá hồi: 2 lát hoặc nguyên 1 bộ xương (mua ở các siêu thị)
-Gạo tẻ: 1 nắm
-Gạo nếp: 1 nắm
-Mắm muối, gia vị, hành,…
Cách làm
-Cá hồi (hoặc xương cá hồi) sau khi mua về rửa sạch, băm nhuyễn, ướp gia vị cho vừa ăn rồi xào chín.
-Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch rồi đem nấu cho thật nhuyễn với 1 ít muối.
-Sau khi cháo nhừ thì múc ra bát và cho cá hồi và 1 muỗng dầu mè hoặc dầu ô liu vào.
-Thêm 1 ít hành lá để trang trí thì có thể cho bé thưởng thức
Chú ý: Đối với xương cá hồi, các mẹ luộc trước và gỡ thịt ra để riêng, sau đó ninh cháo xương và thực hiện như các bước ở trên.
5. Rau bina (cải bó xôi)
Rau bina là một nguồn tuyệt vời, cung cấp sắt, canxi, axit folic, vitamin A và C. Tất cả các chất có trong loại ray này rất tốt cho sự phát triển của xương và não bộ của bé.Với rau bina, mẹ có thể chế biến thành các món ăn sau cho bé
Sinh tố rau bina
Nguyên liệu:
-Rau bina: 1 cây
-Táo tây: 1/2 quả
-Cam: 1 quả
-Sữa: 100 ml
-Đường
Cách làm:
-Rau bina sau khi mua về rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ, táo tây gọt sạch vỏ và cắt nhỏ, cam vắt lấy nước.
-Cho tất cả các loại nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho hết phần sữa tươi, một ít đường vào.
-Rót ra ly và cho bé thưởng thức.
Salat rau bina với vừng trắng
Nguyên liệu:
-Rau bina: 2 cây
-Vừng (mè) trắng: 1 muỗng canh
-Dầu mè: 1 muỗng cà phê
-Hành, tỏi, xì dầu,..
Cách làm:
-Rau bina rửa sạch, thái khúc khoảng 3 cm và cho vào nồi nước sôi với một chút muối để luộc.
-Rau vừa chín, vớt ra để nguội và vắt bớt nước.
-Cho rau vào tô, sau đó thêm các loại gia vị như muối tiêu, dầu mè, xì dầu, tỏi băm và trộn đều.
-Sau khi rau ngấm đều gia vị, cho hạt vừng trắng vào.
6. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin B, C, E và các loại khoáng chất như canxi, kali và sắt. Ngoài ra, loại củ này cũng giàu carbohydrate phức tạp và chất sơ giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động trơn tru hơn.
Súp gà khoai lang đậu xanh (bé 8 tháng tuổi)
Nguyên liệu:
-Gà: 1 miếng phần ức
-Đậu xanh: 1 nắm
-Gạo tẻ: 1 nắm
-Khoai lang: 2 củ
Cách làm:
-Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Đậu xanh và gạo tẻ vo sạch, ngâm với nước cho mềm.
-Gà sau khi mua về rửa sạch, sau đó đem luộc chín khoảng 15-20 phút. Tiếp đến gỡ thịt gà thành từng miếng nhỏ, bỏ xương.
-Lọc phần nước luộc gà ra sau đó bỏ gà xé, đậu xanh, khoang lang và gạo tẻ vào ninh nhừ trong khoảng 30 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
-Chờ súp nguội sớt, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
-Múc ra tô và cho bé thưởng thức.Cháo khoang lang trứng gà (bé 6 tháng tuổi)
Nấu món cháo này rất dễ và không cầu kỳ. Mẹ chỉ cần ninh cháo thật nhừ, phần khoai lang thì rửa sạch, gọt vỏ và luộc chín. Sau khi cháo nhừ thì dầm khoai lang ra và bỏ vào cháo khuấy đều, cho thêm nửa lòng đỏ trứng gà và đun thêm 1-2 phút thì có thể cho bé thưởng thức.
7. Sữa chua
Sữa chua rất giàu canxi và là một nguồn cung cấp protein cực tốt. Sữa chua giúp xây dựng xương và răng chắc khỏe. Nó cũng là một thành phần hỗ trợ tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn có hại trong đường ruột.
Hy vọng sau khi đọc được bài viết này, các mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các loại siêu thực phẩm này để bổ sung dinh dưỡng cho bé hợp lý hơn.
Chúc các mẹ thành công!