BƯỚC 1: VỖ LƯNG
1. Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi bạn.
2.
Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng ( vùng giữa hai xương bả vai của trẻ).
3. Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.
BƯỚC 2: ẤN NGỰC
1. Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.
2. Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.
3. CHÚ Ý: KHI TRẺ BỊ HÓC DỊ VẬT . CHA MẸ TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TAY MÓC HỌNG TRẺ, ĐIỀU MÀY TRONG NHIỀU TRƯỜNG HỢP SẼ KHIẾM DỊ VẬT ĐI VÀO SÂU HƠN, TRÀY XƯỚC HỌNG GÂY SUNG TẤY, TRẺ CÀNG KHÓ THỞ HƠN. Kỹ thuật cấp cứu cho trẻ trên 1 tuổi.
- Vỗ lưng: ngồi hoặc đứng sau trẻ, đặt tay
Chéo qua ngực, nghiêng trẻ ra trước.
Dùng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần tại vùng giữa hai vai.
Đẩy bụng (Heimlich):
ngồi hoặc đứng sau trẻ, hai tay ôm quanh eo trẻ, nắm một bàn tay và đặt lên bụng thượng vị, bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần.
- KT thuật hồi sinh tim, phổi khi trẻ ngừng tuần hoàn: Thổi ngạt 2 lần: bóp chặt mũi trẻ, miệng trùm lên miệng trẻ, nhẹ nhàng thối ngạt 2 lần.
Sau đó ép ngực 30 lần: Gót một bàn tay đặt trên xương ức trẻ, gót bàn tay kia đặt lên bàn tay trên xương ức, các ngón của bàn tay đan với nhau.
Ép ngực mạnh và nhanh thành ngực lún 5cm, nhịp độ ấn ngực 100 lần/ phút. Thực hiện luân
phiên liên tục 2 lần thổi ngạt. 30 lần ép ngực càng lâu càng tốt cho đến khi trẻ tự thở lại.
"CHA MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ NÊN THAM GIA KHÓA / HUẤN LUYỆN VỀ SƠ CẤP CỨU ĐỂ TRANG BỊ KIẾN THỨC VÀ
KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CHUẨN KHI CẦN THIẾT"