Khi nào nên đưa con đi bác sĩ
Nếu bé nhà bạn gặp phải một trong những biểu hiện dưới đây, bạn nên theo dõi và đưa con đến gặp bác sĩ ngay nhé!
1-Nôn ói
Sau khi ói xong, tốt nhất là đợi 1h sau hãy cho trẻ uống thứ gì khác. Sau đó cho con một vài ngụm nước có ga. Sau 15’ tiếp tục cho ăn thức ăn dạng lỏng như cháo. Khi những giải pháp này không hiệu quả trẻ có thể bị mất nước. Nếu ói liên tục hơn 24h nên đi bác sĩ. Nếu chỉ có ói và sốt có thể là tín hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng hay viêm ruột thừa.
2-Mất nước
Mất nước rất nguy hiểm, trẻ bị ói và tiêu chảy sẽ bị mất nước nhanh. Nếu trẻ bị mắc thêm bệnh đau họng thì càng không uống được nước nên càng mất nước nhiều hơn. Nên bù nước cho trẻ bằng các loại nước trái cây, nước lọc…Dấu hiệu mất nước là tiểu ít hơn 3 lần 1 ngày, nhức đầu, ngủ lịm, thóp đầu bị lõm, môi hay lưỡi bị khô. Bất kỳ triệu chứng nào sau đây đều cần đến gặp bác sĩ.
3-Sốt
Sốt hơn 380C đối với trẻ dưới 6 tuần tuổi thì không được xem thường. Đối với trẻ 6 tuần tuổi, sốt thường là biểu hiện của việc chống lại nhiễm trùng. Sốt cao thật sự không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, mà cách trẻ thể hiện ra bên ngoài mới quan trọng. Nếu uống thuốc giảm sốt rồi mà trẻ vẫn khó chịu, khóc rên rỉ hay hôn mê một tiếng đồng hồ hoặc nếu sốt liên tục hơn 3 ngày thì phải đi bác sĩ.
4-Khó thở
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ khó thở. Chỉ cần sốt cao là trẻ thở nhanh. Nếu dùng thuốc giảm sốt, nhịp thở trở lại bình thường thì không sao nhưng nếu thở nhanh mà không sốt thì phải đi bác sĩ liền. Thở khò khè là biểu hiện của bệnh thanh quản, hen suyễn hoặc trẻ đã nuốt vật thể lạ. Bệnh thanh quản thì hay có tiếng thở khò khè, đôi khi kèm ho gây khó chịu vào ban đêm. Ra ngoài không khí mát hay xông hơi ấm giúp cải thiện hơi thở khò khè. Nếu những can thiệp này không khá hơn thì gọi bác sĩ. Nếu trẻ nuốt thức ăn cứng, làm nghẹt thở và ho, có thể miếng thức ăn mắc vào phổi, cần phải mổ để lấy ra.
5-Ngủ nhiều, hôn mê, co giật
- Đau đầu hay sốt.
- Bị thương ở đầu. 4h sau khi tai nạn xảy ra là thời gian vô cùng quan trọng. Nhiều trẻ đờ đẫn do đau đầu, có khi còn ói mửa. Tốt nhất là để cho trẻ ngủ nhưng 30’ sau phải đánh thức dậy. Làm vậy trong mỗi 4 tiếng để chắc rằng trẻ tỉnh táo. Nếu trẻ mất tỉnh táo, co giật, biểu hiện không bình thường, hay ói liên tục phải đi bác sĩ.
- Ngộ độc thuốc hay thực phẩm.
6-Đau bụng
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng như táo bón, khó tiêu, đau dạ dày. Lúc nào không thèm ăn, đau kéo dài, ói xanh đặc hay ra máu thì nên đi bác sĩ.
7-Đi tiêu ra máu
Nên đem mẫu phân đến phòng khám bác sĩ để xét nghiệm. Nói với bác sĩ nếu con bạn vừa ăn thức ăn có màu đỏ vì đó có thể nó giống màu máu trong phân. Nguyên nhân chảy máu có thể là do rách trực tràng hay xuất huyết, cả hai đều do táo bón. Dù chảy máu nhẹ, nhiều căn bệnh trầm trọng cần được loại trừ.
8-Đi khập khiễng
Vì trẻ hay vận động và cố làm nhiều trò chơi mới nên hay bị như vậy. nếu khập khiễng sau khi bị thương nhẹ và không bị sưng to thâm tím thì có thể chữa ở nhà bằng cách chườm đá. Nếu vết thương không cải thiện, khớp sưng đỏ hoặc khó đi sau 48h thì đi bác sĩ.