PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN
TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG
Số: /QĐ-MNHP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Biên, ngày 02tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC
TRONG BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
Căn cứ vào quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành điều lệ trường mầm non ngày 07/4/2008;
Căn cứ vào quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng - phó hiệu trưởng trường Mầm non Hoa Phượng;
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng;
A. PHÂN CÔNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG
VÀ PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
Điều I. Hiệu trưởng: Lê Thị Mỹ Hạnh
* Phụ trách chung các hoạt động của nhà trường bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Quản lý toàn diện các công tác tổ chức phân công nhiệm vụ CB, GV, NV.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Quản lý tài chính, tài sản và bảo đảm thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với CB, GV, NV.
- Chỉ đạo hoạt động của Ban thi đua, Ban thực hiện quy chế dân chủ, Hội đồng trường và các Ban theo chức năng nhiệm vụ theo điều lệ trường mầm non.
- Chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường: Chi Bộ, Công Đoàn, Phụ nữ nhân đạo từ thiện .
- Thực hiện chế độ công khai tài chính của nhà trường theo quy định của nhà nước. Công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách, đánh giá cuối năm của CBGVNV trong nhà trường. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong nhà trường, vi phạm quy chế quản lý tài sản công trong nhà trường, quán triệt tới 100% CBGVNV trong nhà trường thực hiện những quy định trong pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, bổ sung CSVC của nhà trường và các hoạt động khác.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho CBGVNV.
- Xây dựng các biện pháp tổ chức các cuộc vận động, các phòng trào thi đua hàng năm, nề lối làm việc, nội quy, quy chế trong nhà trường
- Báo cáo tháng, sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.
Điều II: Phó Hiệu trưởng:
1.Nhiệm vụ chung của hiệu phó:
- Cùng với Hiệu trưởng quản lý hoạt động trong trường học và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được phân công.
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ trường học.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Hiệu phó 1: Lê Thị Phương Ngân
- Chịu trách nhiệm về chuyên môn trong nhà trường. Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch thuộc về chuyên môn và hệ thống CNTT. Chỉ đạo tốt công tác giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, ngày Hội, Lễ của giáo viên và học sinh.
- Chịu trách nhiệm làm sổ theo dõi chất lượng và theo dõi nhân sự và thi đua của trường.
- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng môi trường trong và ngoài lớp, trong và ngoài trường sạch sẽ, thẩm mỹ.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường. Quản lý trẻ trong các hoạt động hàng ngày của nhà trường.
- Tổ chức quán triệt GVNV trong trường sử dụng, bảo vệ tài sản, đồ dùng, đồ chơi, chỉ đạo tổ bảo vệ phối hợp trong việc sửa chữa kịp thời khi đồ dùng, đồ chơi bị hư hỏng, bảo quản tài sản nhà trường.
- Mở sổ tài sản, nhập tài sản, phân phối tài sản, đồ dùng, đồ chơi cho các bộ phận, giao trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên khi nhận tài sản. Tập hợp các ý kiến đề xuất sửa chữa CSVC đề nghị BGH giải quyết.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và địa phương. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng gây bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương nề nếp trong nhà trường. Tạo mối đoàn kết giữa CBGVNV trong trường.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
2.2. Hiệu phó 2: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Chịu trách nhiệm về chất lượng Chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm khẩu phần ăn của trẻ.
- Chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch thuộc về chăm sóc –nuôi dưỡng toàn trường và giáo dục khối Nhà trẻ. Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng CS-ND toàn trường và khối Nhà trẻ.
- Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện, sử dụng, bảo quản đồ dùng của trẻ trong lớp, đồ dùng bếp.
- Tập hợp các ý kiến đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc CSND của GV và học sinh.
- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng gây bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu, tham nhũng, vi phạm quy chế quản lý tài sản công và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương nề nếp trong nhà trường.
- Chịu trách nhiệm y tế học đường, phòng chống TNTT, PCCC, quản lý tài sản, điện nước trong nhà trường. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phối hợp với bảo vệ sửa chữa điện nước trong nhà trường. Chịu trách nhiệm về vệ sinh trong và ngoài trường.
- Chịu trách nhiệm làm các loại sổ sách liên quan đến Chăm sóc –nuôi dưỡng.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và địa phương.
- Thực hiện công tác tuyển sinh và quản lý hồ sơ trẻ em của nhà trường.
- B. LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP
- Lãnh đạo trường làm việc theo chế độ thủ trưởng - Hiệu trưởng là người có quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Đối với các quyết định có liên quan đến phần việc của các phó hiệu trưởng trước khi quyết định, hiệu trưởng có hình thức thích hợp để tham khảo ý kiến của các phó hiệu trưởng phụ trách.
- Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo và quyết định đối với phần việc được hiệu trưởng phân công hoặc uỷ quyền. Để hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nắm được công việc chung của trường hàng tuần ban giám hiệu có hội ý để thông báo tình hình và tham gia công tác chỉ đạo chung.
- Khi hiệu trưởng đi công tác sẽ uỷ quyền cho phó hiệu trưởng thay mặt hiệu trưởng giải quyết công việc của trường.
- Các tổ trưởng các tổ, các tổ chức đoàn thể trong trường trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng hoặc các phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực công tác được phân công. Nói chung hiệu phó không giải quyết các phần việc thuộc trách nhiệm của hiệu trưởng hoặc các phó hiệu trưởng khác.
- Trong trường hợp đột xuất khi hiệu trưởng hoặc hiệu phó đi vắng, các hiệu phó khác có thể trực tiếp giải quyết các công việc đó vì lợi ích chung, các tổ trưởng, các thành viên trong nhà trường phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của các hiệu phó phụ trách các tổ khác, sau đó báo cáo lại với hiệu phó phụ trách hoặc hiệu trưởng được biết.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Tất cả các quyết định tương tự trước đó đều được hủy bỏ./.
HIỆU PHÓ I
|
HIỆU PHÓ II
|
HIỆU TRƯỞNG
|
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MN HOA PHƯỢNG
Số: ....../QĐ-MNHP
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Biên, ngày 2 tháng 6năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm các khối trưởng, tổ trưởng trường mầm non Hoa Phượng
Năm học 2016-2017
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
Căn cứ vào Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ vào kế hoạch số …../ KH-PGD&ĐT ngày …. tháng … năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017;
Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị;
Xét đề nghị của các đồng chí Hiệu phó trường Mầm non Hoa Phượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Bổ nhiệm các ông (bà) có tên sau giữ chức vụ tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ phó các tổ chuyên môn, khối trưởng trong trường Mầm non Hoa Phượng năm học 2016-2017:
1
|
Đ/c: Trần Thị Thúy Nga
|
- Tổ trưởng chuyên môn+ KT Khối MG Nhỡ.
|
2
|
Đ/c: Bùi Thanh Thủy
|
- Tổ trưởng chuyên môn phụ trách tổ nuôi.
|
3
|
Đ/c: Lê Thị Thư
|
- Tổ trưởng tổ văn phòng.
|
4
|
Đ/c: Nguyễn Đức Bang
|
- Tổ trưởng tổ bảo vệ.
|
5
|
Đ/c: Lê Thị Yến
|
- Khối trưởng khối MG Lớn
|
6
|
Đ/c: Đặng Bích Ngoan
|
- Khối trưởng khối MG Bé
|
7
|
Đ/c: Đặng Thu Thủy
|
- Khối trưởng khối NT
|
Điều 2: Phụ cấp trách nhiệm của các đồng chí có tên tại Điều 1 được trả theo Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 8/12/2005 và quy chế chi tiêu nội bộ của trường MN Hoa Phượng.
Điều 3: Các đồng chí Hiệu phó, kế toán, thủ quỹ, các tổ chuyên môn và các đồng chí có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VP.
|
HIỆU TRƯỞNG
|
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN, TỔ TRƯỞNG VĂN PHÒNG,
TỔ PHÓ, KHỐI TRƯỞNG, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN.
I. NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG
1. Tổ trưởng chuyên môn+ văn phòng:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học; phân phối chương trình và các quy định khác của ngành.
- Tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tham gia, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác của tổ viên. Họp tổ chuyên môn 02 lần/tháng và họp đột xuất nếu có công việc.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên thuộc tổ.
- Tổ trưởng chuyên môn dự giờ 01 hoạt động/tuần.
- Tạo mối đoàn kết trong tổ, trong trường, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. Gương mẫu, nhiệt tình tham gia trong mọi hoạt động của trường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Được đồng nghiệp tín nhiệm.
- Chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao.
2. Phó Tổ trưởng chuyên môn phụ trách tổ nuôi:
- Kết hợp với Phó hiệu trưởng nuôi dưỡng phân công cô nuôi nấu chính và phụ trong tuần, phân công người chịu trách nhiệm về giao nhận thực phẩm, làm sổ sách.
- Bao quát công việc, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong bếp.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên thuộc tổ.
- Tạo mối đoàn kết trong tổ, trong trường, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. Gương mẫu, nhiệt tình tham gia mọi hoạt động của nhà trường và đạt kết quả tốt.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng bữa ăn, vệ sinh ATTP cho giáo viên và h/s. Chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao.
3. Khối trưởng khối bảo vệ:
- Kết hợp với hiệu trưởng phân công nhân viên bảo vệ trực theo ca.
- Bao quát công việc, xử lý kịp thời các tình huống về An ninh trật tự xảy ra trong trường.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với nhân viên thuộc tổ.
- Tạo mối đoàn kết trong tổ, trong trường, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Cùng với các nhân viên trong tổ, chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, tài sản trong trường. Giúp nhà trường sửa chữa điện nước và các công việc đơn giản khác.
II. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN:
1. Nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp giảng dạy:
- Đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất cho 100% trẻ trong lớp.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, có đủ các loại hồ sơ theo quy định; hoàn thành hồ sơ sổ sách đúng thời gian theo quy định, trình bày sạch sẽ, khoa học, chất lượng tốt. Thực hiện nghiêm túc học liệu của trẻ theo đúng chương trình giáo dục, chú ý đến chất lượng sản phẩm của trẻ.
- Tất cả các bài dạy đều được chuẩn bị kỹ ở nhà, có giáo án soạn mới, giảng dạy theo đúng chương trình và lịch báo giảng, đảm bảo đúng thời gian; chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, gây hứng thú cho trẻ. Nhiệt tình, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động CS-GD trẻ.
- Có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu được giao đầu năm học. Tham gia đầy đủ các cuộc họp tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề được phân công.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, không vi phạm những điều giáo viên không được làm. Giao tiếp văn minh lịch sự với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng, đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt. Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm.
- Đảm bảo vệ sinh trong và ngoài lớp, trong và ngoài trường sáng - xanh- sạch - đẹp. Xây dựng môi trường lớp học phù hợp chủ đề, tích cực làm đồ dùng tự tạo.
2. Nhiệm vụ của nhân viên nuôi dưỡng:
- Đảm bảo an toàn về VSATTP cho 100% trẻ và CBGVNV trong trường. Nấu ăn ngon, trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm khẩu phần ăn của trẻ.
- Thực hiện tốt quy chế nuôi dưỡng, có đủ các loại hồ sơ theo quy định; hoàn thành hồ sơ sổ sách đúng thời gian theo quy định, trình bày sạch sẽ, khoa học, chất lượng tốt, cập nhật hàng ngày.
- Đảm bảo vệ sinh trong và ngoài bếp, trong và ngoài trường sáng - xanh- sạch - đẹp.
- Có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu được giao đầu năm học. Tham gia đầy đủ các cuộc họp tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề được phân công.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt. Giao tiếp văn minh lịch sự với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng, đoàn kết nội bộ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt. Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nấu ăn.
3. Kế toán:
- Tham mưu giúp hiệu trưởng tổ chức điều hành hoạt động tài chính, tài sản đúng nguyên tắc và đạt hiệu quả tốt nhất;
- Quản lý tốt hồ sơ, sổ sách. Đảm bảo các nguyên tắc chứng từ hợp lý, rõ ràng, chính xác. Tài chính cập nhật hàng ngày, hàng tuần.
- Chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và pháp luật về nguyên tắc tài chính và tài sản.
- Hoàn thành công việc đúng thời gian.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt. Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
4. Văn thư:
- Thực hiện đúng lịch trực, đủ loại hồ sơ sổ sách, ghi chú theo quy định. Vào thống kê sổ sách hàng ngày, đảm bảo đúng các loại giấy tờ, hồ sơ lưu;
- Hoàn thành các loại báo cáo với cấp trên theo quyền hạn được giao. Chịu trách nhiệm về độ chính xác các nội dung, hồ sơ báo cáo và thời gian quy định.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt. Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Kiêm nhiệm nhiệm vụ thủ quỹ.
5. Thủ quỹ:
- Quản lý quỹ tiền mặt của nhà trường, kiểm kê đầy đủ vào cuối tháng;
- Thu chi có đầy đủ chữ ký và đúng nguyên tắc đề ra;
- Quản lý tốt chứng từ, sổ sách và quỹ tiền mặt, cập nhật sổ sách hàng ngày.
6. Nhân viên y tế:
- Hoàn thành tốt việc cân, đo, theo dõi sức khỏe cho trẻ trong trường, phối hợp với trung tâm y tế Quận, phường để khám sức khỏe cho trẻ trong trường.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích
- Kiểm tra trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
- Trực y tế hàng ngày. Nhận thuốc của phụ huynh, cập nhật sổ sách rõ ràng và cho trẻ uống đúng liều lượng và thời gian. Chăm sóc và kịp thời xử lý các tình huống khi trẻ ốm khi ở trường.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt. Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Kiêm nhiệm thủ kho.
- Nhân viên bảo vệ
- Giữ gìn trật tự, an ninh trong nhà trường:
- Giữ gìn bảo vệ toàn bộ tài sản trong nhà trường, không để thất thoát (mất). Nếu mất do thiếu trách nhiệm phải bồi thường.
- Phòng chống cháy nổ trong trường. Sử dụng thành thạo các thiết bị chống cháy đã được đầu tư tại trường.
- Sửa chữa điện, nước và các việc đơn giản khác trong trường.
- Nhiệt tình tham gia mọi nhiệm vụ của cấp trên giao cho và đạt kết quả tốt.
IV. BẢNG PHÂN CÔNG CHI TIẾT
( Có bảng phụ lục kèm theo)
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Q. Long Biên; Để B/c
- CBGVNV nhà trường; Để T/h;
- Lưu: VT
|
HIỆU TRƯỞNG
|