Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm. Như chúng ta đã biết nơi sơ chế, chế biến thực phẩm là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi còn coi trọng đến khâu sơ chế, chế biến các món ăn cho trẻ. Đảm bảo bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí. Bếp thực hiện quy trình một chiều đảm bảo vệ sinh.
Nhà bếp luôn luôn tổng vệ sinh, đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục vụ ăn uống. Ngoài ra trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
- Trước khi chế biến thực phẩm sống tôi luôn phải rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch để tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao, thớt.
- Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, cốc phải được rửa sạch và cho vào tủ sấy với nhiệt độ cao mới đem ra để sử dụng cho trẻ
- Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ không để thực phầm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến khâu chế biến và bảo quản thực phẩm đó
- Quá trình chế biến thực phẩm tôi luôn làm theo nguyên tắc chế biến theo quy trình bếp ăn một chiều. Khi chế biến thực phẩm quan trọng nhất là khâu nhận thực phẩm và khâu sơ chế khi nhận thực phẩm dựa vào những kiến thức được học và kinh nghiệm của bản thân. Nếu thấy thực phẩm có vấn đề tôi sẽ có báo cáo lại với. Ban giám hiệu đề nghị chủ hàng thay đổi lại ngay thực phẩm đó và khi chế biến nhất là các loại rau cho trẻ tôi rửa sạch dưới vòi nước chảy. Sau đó ngâm với nước muối để đảm bảo an toàn rồi mới vớt ra cho vào chế biến.
- Khi chế biến thực phẩm đảm bảo nấu vừa vặn các món ăn nấu đúng theo hướng dẫn không nấu quá nhừ, về mùi vị phải thơm ngon mầu sắc phải bắt mắt hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác kích thích sự ngon miệng. Kết hợp với các cô đứng lớp theo dõi xem chế biến như vậy trẻ ăn có ngon miệng không, ăn có hết suất. Từ đó rút ra kinh nghiệm chế biến để trẻ ăn ngon miệng hơn tham gia ý kiến với ban giám hiệu xây dựng thực đơn hợp lý cho bữa ăn của trẻ đạt chất lượng cao phù hợp với địa phương.